Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Việt Nam-Điểm Lý Tưởng Cho Hoạt Động Đầu Tư và Kinh Doanh
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Dù phải trải qua năm 2021 đầy thách thức nhưng kinh tế Việt Nam đã không
bị kìm hãm do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, mà vẫn tiếp tục duy trì triển vọng tích cực, giữ vững vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu trong năm 2022 và tiếp tục là một lựa chọn hấp dẫn đối với các hoạt động đầu tư, kinh doanh toàn cầu nói chung và với Mỹ nói riêng.


Tiềm năng và lợi thế thu hút đầu tư của Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam có quy mô đứng thứ 40 thế giới và thứ 4 trong
ASEAN. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và vị thế của Việt Nam trong thương mại toàn cầu, chuỗi cung ứng của Việt Nam đang liên tục phát triển và trở thành lựa chọn ưu tiên cho sản xuất trong khu vực. Ngày càng có nhiều công ty tìm cách đầu tư vào khu vực ASEAN hoặc các thị trường khác. Trong số các quốc gia có ưu thế cạnh tranh về đầu tư, Việt Nam nổi lên như một lựa chọn hiệu quả ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2021, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt khoảng 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Tuy con số này thấp hơn so với 38 tỷ USD năm 2019, nhưng đây vẫn có thể coi là kết quả khả quan trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Việt Nam có những yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý, lực lượng lao động trẻ và
dồi dào, môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam tham gia sâu rộng vào hợp tác kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết và thực hiện hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó thành viên tham gia là những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Việt Nam có sự ổn định về chính trị, xã hội, cam kết tạo mọi thuận lợi, nhất là về thủ tục hành chính, để các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Mặt khác, với sự nhanh nhạy, tận dụng tốt những lợi thế từ các hiệp định
FTA mà Việt Nam đã ký kết trong thời gian qua, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng. Các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng lớn đã khai thác tốt thị trường có FTA để tận dụng ưu đãi thuế quan. Nếu năm 2020, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 64,3%; thì 11 tháng năm 2021, đã có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%. Việc tham gia nhiều liên kết kinh tế quan trọng trên thế giới đã tạo nên sự đa dạng trong chuỗi cung ứng của Việt Nam, giúp giảm thiểu tác động từ các rủi ro thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, thời gian qua, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam đã
có bước cải thiện tích cực và mạnh mẽ, được giới doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao. Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh không chỉ giúp Việt Nam tăng cơ hội thu hút đầu tư mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế trong điều kiện bình thường mới, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đây được coi là động lực và chìa khóa cho sự tăng trưởng trong năm 2022 và những năm tới.

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư song phương Hoa Kỳ - Việt Nam

Quan hệ kinh tế Việt - Mỹ tiếp tục phát triển, các lĩnh vực hợp tác ngày càng
đi vào chiều sâu, cụ thể, thực chất hơn. Chính quyền Tổng thống Joe Biden coi
trọng hơn vai trò và tiềm năng của Việt Nam trong tổng thể chính sách với khu vực, thúc đẩy quan hệ với Việt Nam nhằm mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Mỹ, thúc đẩy Việt Nam trở thành một mắt xích trong chiến lược kinh tế của Mỹ, nhất là trong dịch chuyển chuỗi cung ứng. Theo đại diện các doanh nghiệp Hoa Kỳ, việc Chính phủ Việt Nam không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư sẽ là tiền đề để các doanh nghiệp này tiếp tục rót vốn vào Việt Nam. Trong đó, các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, y tế, logistics được kỳ vọng sẽ là “mảnh đất vàng” thu hút dòng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Về thương mại, Mỹ tăng cường quan hệ thương mại với Việt Nam, thúc đẩy
Việt Nam nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ Mỹ, đồng thời tiếp tục mở cửa thị trường Mỹ cho hàng hóa của Việt Nam. Tại Hội nghị Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ diễn ra ngày 8/3/2022, nhiều chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ khẳng định đặc biệt coi trọng thị trường Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Thương mại Mỹ phụ trách thương mại quốc tế Marisa Lago cho biết trong năm vừa qua, hai nước đã có bước phục hồi và tăng trưởng kinh tế tích cực. Trong quý I/2022, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 25,2 tỷ USD (tăng 13,2% so với cùng kỳ 2021). Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ và là mắt xích ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa cho thị trường Mỹ (nhất là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và Mỹ có nhu cầu lớn như nông sản, thủy sản, đồ nội thất, trang trí…). Nhập khẩu hàng hóa Mỹ của Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD (giảm 3%), khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam trong Quý I/2022 tăng lên 21,6 tỷ USD (tăng 50% so với cùng kỳ năm 2021 là 14,92 tỷ USD). Mỹ tiếp tục thúc đẩy Việt Nam tăng nhập khẩu các mặt hàng như nông sản, năng lượng, máy móc, dịch vụ kinh tế số, tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng, linh kiện điện tử, hóa chất …nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Về đầu tư, Mỹ xác định Việt Nam là điểm đến đầu tư tiềm năng, đóng vai trò
quan trọng trong chuỗi cung ứng của Mỹ. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ vào Việt Nam trong Quý I/2022 đạt 108,8 triệu USD (18 dự án), giúp Mỹ duy trì là nhà đầu tư lớn thứ 7 tại Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Mỹ phụ trách thương mại quốc tế Marisa
Lago, hiện có hơn 100 chuyên gia Mỹ sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp hai nước
trong việc đầu tư, thúc đẩy thương mại hai chiều phát triển hơn nữa. Đến thời
điểm hiện tại, Mỹ có gần 1.150 dự án đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 10,3 tỷ USD. Bất chấp những khó khăn do đại dịch
COVID-19 diễn biến phức tạp trong hai năm qua, nhiều tập đoàn hàng đầu của Mỹ như Apple, Amazon, Google, Intel… vẫn thông báo tiếp tục duy trì, gia tăng các khoản đầu tư vào Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát về đầu tư kinh doanh năm 2021 của Hiệp hội Doanh
nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham), gần 80% thành viên của tổ chức này đánh giá rất tích cực hoặc tích cực về triển vọng trung và dài hạn tại thị trường Việt Nam. Giám đốc điều hành AmCham Adam Titkoff cho biết: “Xu hướng tăng trưởng thương mại, đầu tư giữa hai nước sẽ tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh trong thời gian tới. Việc Chính phủ Việt Nam không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư là tiền đề để doanh nghiệp Mỹ mang vốn tới Việt Nam”. Đại diện các doanh nghiệp và nhà đầu tư của hai nước nhìn nhận vẫn còn dư địa lớn cho quan hệ thương mại và đầu tư Mỹ-Việt phát triển. Mỹ nhận thấy Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng
hàng hóa toàn cầu, đồng thời dự báo vai trò này sẽ còn tăng lên trong tương lai. Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng cho biết doanh nghiệp hai nước đang duy trì đà phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực hợp tác đầu tư đa dạng, trải dài trong các lĩnh vực như y tế, năng lượng, giáo dục…/.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Putin trong vũng lầy Ukraine (07-04-2022)
    Vết giày xâm lược của Vladimir Putin (05-03-2022)
    Những giới hạn trong tiến trình hình thành vũ khí hạt nhân của Iran (02-02-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Tập Cận Bình (08-01-2022)
    Một Năm Nhìn Lại (15-12-2021)
    Tiền đồn chiến lược quân cảng Ream và Dara Sakor (18-11-2021)
    Chiến lược bao vây Trung Quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (31-10-2021)
    Kabul! Kabul! Con đường phía trước (22-08-2021)
    Vai trò chuyển tải thông điệp Liên minh Á châu của tướng Lloyd J. Austin (31-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Điểm bắt đầu hay sau cùng của tội ác chiến tranh (05-06-2021)
    Sự tương phản giữa John Lock & Karl Marx (17-04-2021)
    Tranh chấp Biển Đông không còn là ẩn số (28-03-2021)
    Trung cộng trước vành đai chiến lược của Hoa Kỳ. (10-03-2021)
    Trục Quay Chiến Lược (02-02-2021)
    Chính sách đối ngoại của Joe Biden; nếu trúng cử. (21-10-2020)
    Liên Minh Á Châu (12-09-2020)
    Trung cộng trước cơn thịnh nộ của Hoa kỳ (09-08-2020)
    Có hay không có Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ). (05-07-2020)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152772143.